THE ART IN MY HEART !!!

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Những yếu tố cấu thành nên kịch bản

Kịch bản là nền tảng đầu tiên để cho ra đời một bộ phim, biên kịch là người tạo nên chất liệu cho nền tảng ấy. Viết kịch bản là công việc không hề dễ dàng bởi nó không những đòi hỏi óc sáng tạo, khả năng viết bền bỉ mà còn cần một lối kể chuyện thật đặc biệt. Với những bạn đang tập làm quen với vai trò biên kịch, trước khi kể đến những kỹ năng trên thì bạn cần phải có kiến thức nhất định về những yêu tố cơ bản cấu thành nên một kịch bản hoàn chỉnh …

Rất nhiều bạn khi mới bắt đầu viết kịch bản đã gặp rất nhiều khó khăn, không những về ý tưởng mà còn là về hình thức của kịch bản. Bạn nên nhớ rằng một kịch bản hoàn chỉnh thường có những yếu tố đặc trưng sau:
  • Scene Heading: Mở cảnh
Ví dụ một phần mở cảnh: NỘI – PHÒNG KHÁCH – TỐI. Trong đó NỘI diễn tả sự kiện diễn ra ở bên trong, khác với NGOẠI (diễn ra ngoài trời); PHÒNG KHÁCH là địa điểm cụ thể xảy ra sự kiện, TỐI là thời gian xảy ra.

Mở cảnh là một phần rất quan trọng, nó giúp người đọc có được những hình dung đầu tiên về không khí của bộ phim. Người đọc sẽ được cung cấp một số thông tin quan trọng như cảnh đó diễn ra ở đâu, thời gian ra sao hay không khí chung bao trùm cả cảnh như thế nào. Phần mở cảnh trong một kịch bản có tính thống nhất, nghĩa là đối với những cảnh diễn ra ở cùng một địa điểm, hay thời điểm, ta phải giữ nguyên lại phần mở cảnh đã dùng trước đó, nếu không đảm bảo điều kiện này thì kịch bản dễ bị rối khiến người đọc không tập trung.
  • Action: Hành động
Phần hành động là phần tối quan trọng đối với một kịch bản phim. Đây là phần để bạn giới thiệu về nhân vật thông qua những hành động cụ thể của nhân vật đó. Người biên kịch phải cho người đọc XEM câu chuyện chứ KHÔNG PHẢI NGHE, nghĩa là phải viết bằng hình ảnh. Bạn phải sử dụng những động từ thay vì tính từ để phác họa hành động nhân vật, phải làm sao cho cảnh quay thể hiện một cách sống động nhất đối với người đọc. Bạn cũng nên tránh viết về góc quay và máy quay trong phần hành động, đây là phần của đạo diễn và quay phim, việc của bạn là sáng tạo câu chuyện. Phần này thường ngắn gọn, khoảng từ 4-5 dòng và được viết ở thì hiện tại.
  • Character Name: Tên nhân vật 
Để thuận tiện cho quá trình casting và quay phim, nhân vật trong kịch bản của bạn cần có tên cụ thể. Đôi lúc, tên nhân vật được đặt theo ý đồ, nhằm khơi gợi cho người đọc những liên tưởng sâu xa về ý nghĩa và thông điệp mà câu chuyện mang lại. Trong kịch bản, tên của nhân vật xuất hiện lần đầu tiên phải viết hoa.
  • Dialogue: Lời thoại 
Lời thoại trong kịch bản thường được viết hoa và để trong dấu ngoặc kép ( “… ” ) sau tên của nhân vật. Lời thoại phải súc tích và cô đọng, tránh viết thoại lan man vì có thể làm loãng không khí câu chuyện, khiến kịch bản dài ra một cách nhàm chán.
  • Scence: Phân cảnh
Phân cảnh nghĩa là chọn hình ảnh mà bạn muốn kể câu chuyện. Một phim có nhiều đoạn (sequence), mỗi đoạn có nhiều cảnh (scence). Nhiệm vụ của biên kịch là phân đoạn cho câu chuyện. Điều này khiến kịch bản của bạn có bố cục chặt chẽ, rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi để đạo diễn hoàn thành kịch bản phân cảnh.

Ngoài những yếu tố kể trên, một kịch bản còn có thể bao gồm những yếu tố khác như Parenthetical (Nội dung trong ngoặc đơn), Extensions (Mở rộng), Transition (Từ nối)…. Một khi đã hoàn toàn làm quen với những điều này, bạn đã có thể bắt đầu bắt tay vào kể câu chuyện của mình như cách mà người trong cuộc vẫn thường làm.

Chúc các bạn có một kịch bản thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | GreenGeeks Review