THE ART IN MY HEART !!!

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Ánh sáng trong quay phim



Những chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những người làm nghề luôn là những điều quý giá dành cho những người làm nghề truyền hình. Xin trân trọng giới thiệu bài viết ” Ánh sáng trong quay phim” của đạo diễn Nguyễn Ngọc Chiến
Đạo diễn Nguyễn Ngọc Chiến ( Đứng giữa )

1. Có người nói ánh sáng là cây bút vẽ trong tay nhà quay phim, cũng có người nói ánh sáng là bảng pha màu, có người khẳng định ánh sáng là sinh mạng của nghệ thuật quay phim, không có ánh sáng thì không có phim….Dù thế nào đi nữa nghệ thuật quay phim chính là nghệ thuật dùng ánh sáng để tạo nên hình ảnh và vai trò quan trọng của ánh sáng trong quay phim là điều không cần phải nghi ngờ. Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp của sự sống, cái thần của con người, nội dung của phim…

* Về cơ bản có 5 dạng ánh sáng sau: 
- Nguồn sáng chủ,còn gọi là ánh sáng tạo hình:
Chiếu sáng cho toàn bộ bối cảnh, giúp ta quan sát được nhân vật, có cường độ chiếu sáng mạnh nhất, tạo ra độ tương phản cao. Hợp với trục máy camera khoảng 45 độ –>75 độ, hợp với tầm nhìn của nhân vật, thường đánh tản
- Nguồn sáng phụ, còn gọi là ánh sáng điều chỉnh : 
Làm giảm bóng đổ trên khuôn mặt nhân vật, có cường độ chiếu sáng nhỏ hơn ánh sáng chủ, có thể tản hoặc tụ tùy theo gương mặt. Hợp với trục máy góc từ 25 độ–>45 độ 
- Nguồn sáng viền (ven), còn gọi là nguồn sáng ngược hoặc nguồn sáng chếch ngược: 
Chiếu vào phía sau đối tượng (tóc, vai..). Tạo ra đương viền trang trí, tách nhân vật ra khỏi phông, là ánh sáng tụ, hợp với phông theo phưong đứng góc 60– >70 độ, đặt đối diện với ánh sáng chủ. 
- Nguồn sáng phông nền, còn gọi la ánh sáng khung cảnh:
Chiếu sáng cho phông , tạo chiều sâu ngoài ra còn có nguồn sáng hiệu quả, còn gọi là ánh sáng điều chỉnh. 
Đây cũng là 5 phương pháp sử dụng ánh sáng chủ yếu. Trong thưc tế quay phim còn có nhiều cách sử dụng ánh sáng hơn…

2. Chiếu sáng hiệu quả nội đêm: 
- Tỉ lệ ánh sáng giữa bề mặt và hậu cảnh phải có độ tương phản lớn, tối thiểu tỉ lệ là phông 1:3 hoặc 4 
- Tỉ lệ trên bề mặt tối thiểu là 1:2 
Đặt đèn:
Độ cao của đèn tùy thuộc vào thời điểm và ánh sáng hiện thực, căn cứ thêm vào hướng chuyển động của đối tượng. Đèn phụ nhiều giải pháp, có thể trùng với trục máy, có thể 50 độ –>70 độ, phụ thuộc vào ánh sáng hiện thực bối cảnh.

*Ngoại đêm: 
Dùng gam màu chủ đạo là xanh nhạt, màu lạnh ..

3. Chiếu sáng hiệu quả nội ngày:
- Tỉ lệ ánh sáng bề mặt và phông là 1:1 
- Tỉ lệ ánh sáng trên bề mặt tối thiểu là 1:2 Đèn phụ cắm trùng trục máy đến đối tượng.

4. Ngoại ngày Kết hợp ánh sáng tự nhiên với ánh sáng nhân tạo tạo ra ánh sáng hiện thực theo nguyên tắc thì căn cứ vào ánh sáng hiện thực để từ đó đi đến quyết định sử lí ánh sáng. Thông thường trong 1 đoàn làm phim cần có chuyên gia lo riêng về ánh sáng. Một số ý kiến còn cho rằng chính người phụ trách ánh sáng là người thổi hồn vào cho bộ phim, vì một cảnh vật xấu xí khi được chiếu sáng bỗng bừng lên sức sống. 
- Chuyên viên ánh sáng thường cầm theo thiết bị đo sáng để tính toán với các đơn vị như : 
+ nhiệt độ Kenvin + độ Lux + cường độ Lumen + hay độ tương phản Candela.
Tác nghiệp

5. Ngoài ánh sáng mặt trời và các tấm phản quang, chuyên viên ánh sáng còn sở hữu rất nhiều loại đèn khác nhau, mà về cơ bản có đèn chính, đèn phụ phủ thêm, đèn chiếu phông, hay đèn đánh ngược từ phía sau => Đây cũng chính là 4 nguồn sáng cơ bản dùng trong điện ảnh, nhưng đạo diễn có thể quyết định giảm bớt hay tăng thêm, hoặc thay đổi góc chiếu đèn để thể hiện ý đồ muốn thể hiện. Thông thường các tấm phản quang và tấm lọc sáng còn chia thành hai loại, dùng để tạo cảm giác ánh sáng ngoài trời hay trong nhà, buổi sáng hay buổi tối. 
Một vài vi dụ để chúng ta hình dung : 
*Ác quỉ 
- Nguồn sáng chính thường chiếu từ phía trước vào mặt diễn viên. Nếu nguồn sáng này chiếu chếch từ dưới lên sẽ khiến mặt cô diễn viên xinh đẹp trở thành hung thần ác quỉ trong phim kinh dị. (Nhất là trong phim kinh dị Mĩ) => Các bạn có thể thử bằng cách bật đèn pin chiếu từ dưới cằm lên mặt rồi xem lại mình trong gương phản chiếu. 
*Thiên thần 
- Ngược lại với cách chiếu đèn từ dưới lên là chiếu từ trên xuống. Nếu làm thử các bạn sẽ có cảm giác người trong gương trông giống như là thiên thần với ánh sáng tỏa dần từ trên tóc xuống hai bên và ra xung quanh. 
- Theo lối quay phim truyền thông thì sử dụng nguồn sáng tự nhiên luôn được ưu tiên hàng đầu tuy nhiên <=> Đối với cách sử dụng ánh sáng theo lối hiện đại, khi xem phim, khán giả sẽ không có cảm giác và không nhận ra có ánh sáng nhân tạo chiếu vào. Họ sẽ tin rằng đó là nguồn sáng tự nhiên, nguồn sáng thật. Có nghĩa là nếu ở trong một căn phòng, ánh sáng có thể đến từ một nguồn nào đó, chẳng hạn như một ngọn đèn hay từ một cánh cửa sổ mở. Điện ảnh một số nước cũng có xu hướng sử dụng ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là trong những đại cảnh. Họ có thể thêm một chút ánh sáng nhân tạo để cảnh đậm sắc hơn, hoặc tôn tính cách nhân vật được mạnh mẽ hơn việc làm này vẫn không làm khán giả nghĩ rằng đó là ánh sáng giả… Tóm lại ánh sáng chiếu vào nhân vật phải phù hợp với bối cảnh, phải đạt hiệu quả cao nhất, nếu ánh sáng được chiếu quá cụ thể thì người xem sẽ bị thu hút bởi bối cảnh mà ko chú ý đến nhân vật và cảnh đó xem như hỏng, cảnh phải tôn vinh nhân vật…. Ngoài ra tránh tránh lạm dụng quá nhiều ánh sáng dẫn đến tình trạng ”chói lóa ” vì nếu có quá nhiều ánh sáng rọi vào hậu cảnh thay vì phải chiếu sáng chủ thể…

Nếu không lưu ý điều này, thì đoạn phim ngập tràn ánh sáng mà gương mặt chủ thể thì tối sầm..

Nguyễn Ngọc Chiến

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | GreenGeeks Review