THE ART IN MY HEART !!!

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Kinh nghiệm chụp rung động trong Ảnh phong cảnh

Thay vì cố gắng làm “đông cứng” mọi lay động của chủ thể, hãy tập trung lột tả chính những sự lay động này để có một bức ảnh sáng tạo hơn. Nhiều người khi chụp ảnh phong cảnh thường lo lắng về việc các rung động nhỏ của lá cây hay ngọn cỏ có thể khiến cho bức ảnh trông nhòe và không đẹp. Nhưng thực ra, thay vì tìm cánh tránh né điều này, họ có thể tập trung tìm cánh diễn đạt nó sao cho chính những lay động này có thể truyền tải một thông điệp dù có khi chỉ mô tả điều kiện thời tiết thực tế của thời điểm chụp ảnh. Đồ nghề cần có  - Máy ảnh.  - Chân máy – để truyền tải được chuyển động, cần phải phơi sáng lâu, vì thế chân máy là rất cần thiết để tránh cho máy ảnh khỏi bị rung. - Kính lọc ND để có thể chụp ảnh tốc độ...

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Mẫu tạo dáng trong chụp ảnh tập thể

Chụp ảnh cho một tập thể hay một nhóm đông người có cần phải tạo dáng, hay chỉ đơn giản là xếp vào hàng cho ngay ngắn? Để có những bức ảnh tập thể đáng nhớ, bạn có thể tham khảo bài viết này. Lần này chúng tôi giới thiệu tiếp các mẫu tạo dáng (pose) khi chụp ảnh các nhóm người hoặc tập thể. Các mẫu tạo dáng này do tác giả Kaspars Grinvalds cung cấp trên trang posingapp.com(hiện có ứng dụng trên Apple Store) và được giới thiệu bởiDigital-Photography School. Thường có ba loại chụp ảnh nhóm. Đầu tiên là những bức ảnh "nghiêm túc" chụp một tập thể nhiều người. Tiếp đó là những bức ảnh thoải mái hơn, vui vẻ hơn giữa những người bạn. Cuối cùng là chụp ảnh cho một nhóm người thân, các thành viên trong gia đình. Theo thứ tự này, chúng ta...

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH VÀ ĐẠO DIỄN TRUYỀN HÌNH

Đạo diễn là người chịu trách nhiệm chỉ đạo quá trình thực hiện một tác phẩm nghe nhìn, thường là điện ảnh hoặc truyền hình. Khi bắt đầu với một kịch bản, người đạo diễn sẽ định hướng những hiệu quả hình ảnh và nghệ thuật cho bộ phim. Lúc khởi quay, đạo diễn sẽ dàn cảnh, chỉ đạo diễn xuất và các phương tiện kĩ thuật. Tùy theo các điều khoản trong hợp đồng mà người đạo diễn có thể tham gia vào quá trình dựng phim hoặc không (thường là các đạo diễn ở châu Âu, ít hơn ở Mĩ). Đây là khâu cuối cùng sau khi quay xong một bộ phim, thường được gọi là "final-cut" (hiểu nôm na là khâu cắt bỏ các cảnh không ưng ý). Khi dự định cho ra lò một bộ phim, nhà sản xuất phim tìm đến các đạo diễn và người đạo diễn có trách nhiệm đảm bảo là tính ăn khách cho bộ...

PHIM TÀI LIỆU - MỘT THỂ LOẠI LÝ THÚ

Nhắc đến phim tài liệu, nhiều bạn sẽ liên tưởng đến những thước phim khô khan và kém hấp dẫn với người xem ví như phim phóng sự về chiến tranh, kí sự hành trình. Nhưng trên thực tế, lĩnh vực phim ngắn Việt Nam đã và đang khai thác được ngày càng nhiều tiềm năng từ phim tài liệu ngắn của các nhà làm phim trẻ độ tuổi học trò với chủ thể chính đều xoay quanh con người trong xã hội hiện đại… Vậy tại sao bạn lại không tìm hiểu và thử sức mình với lĩnh vực phim mới này? Để làm một bộ phim tài liệu, bạn không cần phải đeo đuổi một vấn đề to tát như chiến tranh, địa lí hay lịch sử vì chính những điều diễn ra ở cuộc sống xung quanh bạn cũng có thể là chất liệu để khởi đầu một bộ phim. Việc đầu tiên là chọn lấy một đề tài mà bạn...

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | GreenGeeks Review